Sự nghiệp chính trị dưới sự lãnh đạo của Mao Đặng Tiểu Bình

Thị trưởng Trùng Khánh

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Đặng tham gia buổi lễ thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung HoaBắc Kinh. Tại thời điểm đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn phía Bắc, nhưng vẫn có những phần phía Nam được kiểm soát bởi Quốc dân Đảng. Ông trở thành nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm bình định phía Tây Nam Trung Quốc, với vai trò là bí thư thứ nhất của Cục Tây Nam. Tổ chức này có nhiệm vụ tiếp quản phần cuối cùng chiếm được mà một phần phần của đất nước vẫn được cai quản bởi Quốc dân Đảng.

Chính phủ Quốc dân Đảng bị đánh bật khỏi Quảng Châu và rút lui đến Trùng Khánh. Ở đây, Tưởng Giới Thạch và con trai Tưởng Kinh Quốc, một bạn học cũ của Đặng ở Moskva muốn ngăn chặn cuộc tấn công của lực lượng Đảng cộng sản.

Dưới sự lãnh đạo của Đặng, quân đội Cộng sản chiếm được Trung Khánh vào cuối tháng 11 năm 1949 và tiến vào Thành Đô, thành trì cuối cùng của Tưởng Giới Thách một vài ngày sau đó. Tại thời điểm đó, Đặng trở thành thị trưởng Trùng Khánh, trong khi ông vẫn kiêm nhiệm lãnh đạo Đảng ở phía Tây Nam, nơi lực lượng quân đội Cộng sản đã đổi tên thành Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, dẹp tan sự chống cự của những thế lực ủng hộ Quốc dân Đảng. Trong năm 1950, Đảng cộng sản đã làm chủ toàn bộ Trung Hoa và chiếm lấy Tây Tạng.

Đặng Tiểu Bình sống 3 năm ở Trùng Khánh, thành phố nơi ông đã học trong thời trẻ trước khi sang Pháp. Trong năm 1952, Ông tới Bắc Kinh, nơi ông đã giữ nhiều vị trí khác nhau trong chính phủ trung ương.

Thăng tiến chính trị ở Bắc Kinh

Đặng (bên trái ngoài cùng) gặp gỡ với Đạt lai lạt ma thứ 14, năm 1954

Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lý (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư Ban bí thư Trung ương, đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu ĐứcTrần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị bắt đi cải tạo ở các tỉnh khác.

Ngày 20 tháng 3 năm 1973, Đặng Tiểu Bình rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.

Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, nhóm chống đối ("bè lũ bốn tên") viện cớ Đặng Tiểu Bình có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách chức, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. Ông là người phát động phong trào biểu tình ủng hộ cố thủ tướng Chu Ân Lai ngày 5 tháng 4 năm 1976.

Sau khi "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ (1978): Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng Tiểu Bình //nla.gov.au/anbd.aut-an36730148 http://english.peopledaily.com.cn/dengxp/ http://www.gov.cn/english/2008-01/14/content_85729... http://www.china.org.cn/english/features/38199.htm http://www.china.org.cn/english/features/dengxiaop... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/08/1408... http://chinaconnectu.com/wp-content/pdf/DengXiaopi... http://www.marxist.com/Asia/tiananmen_rl.html http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12988100v